Thơ Đường luật tại một số quốc gia Đường_luật

Việt Nam

Vì văn chương chính thống, giáo dục và hệ thống khoa cử thời trung đại đều sử dụng tiếng Hán, nên từ lâu người Việt Nam đã sáng tác thơ văn bằng tiếng Hán trong đó có thơ theo luật Đường.

Nguyễn Thuyên là người đầu tiên đưa tiếng Việt vào thơ văn, đặt ra thể thơ Hàn luật, là sự kết hợp thơ Đường luật với các thể thơ dân tộc Việt.

Thể loại thơ này của Việt Nam kéo dài từ thời nhà Trần cho đến nửa đầu thế kỷ XX. Kể từ phong trào Thơ Mới trở đi, số người trong nước làm luật thi đã bị giảm đi đáng kể.

Nhật Bản

Khoảng thế kỷ thứ 5 chữ Hán truyền từ Trung Hoa tới Nhật. Năm 593 thái tử Shotoku (Thánh Đức) nhiếp chính, đã ban hiến pháp “Thập thất điều”, gửi nhiều phái đoàn sang nhà Đường du học. Năm 710 Nữ hoàng Genmei thiên đô về Nara, đặt tên là Heijo-kyo (Bình Thành Kinh). Năm 794 Thiên hoàng Kammu thiên đô về Heian và lập kinh đô (Heian-kyo, Bình An Kinh). Đây là thời kỳ người Nhật mô phỏng Trung Hoa thời nhà Đường toàn diện từ kiến trúc đô thành (theo mô hình kinh đô Tràng An nhà Đường và thành Lạc Dương triều Bắc Ngụy) đến nghi thức, văn hóa, và thời kỳ này kéo dài ít nhất tính đến thời điểm Nhật Bản ngừng phái sứ giả sang giao lưu với đại lục năm 894. Thơ văn chữ Hán trở thành văn học của công và đồng nghĩa với sinh hoạt cung đình.

Thành tựu đáng chú ý đầu tiên của người Nhật đối với thể loại thơ Đường luật có thể kể đến Kaifuso (Hoài phong tảo, 751). Thi tập này bao gồm gồm 120 bài thơ chữ Hán, quy tụ các nhà thơ tiêu biểu từ hoàng đế, thành viên của hoàng tộc, quý tộc, tăng lữ cho đến những Hoa kiều nhập quốc tịch Nhật. Sáng tác đa phần được thực hiện từ thế kỷ 7 và 8, và hình thức thơ chủ yếu là thơ ngũ ngôn, tứ tuyệt, bát cú.